Bảng mã lỗi thường gặp ở máy lạnh Samsung và Samsung Inverter dưới đây sẽ giúp bạn biết nguyên nhân cũng như cách sửa máy lạnh Samsung khi gặp các lỗi cơ bản.
Bảng mã lỗi thường gặp ở máy lạnh Samsung
E1- và Er-E1 | - Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng |
E2, Er-E5 và Er-05 | - Lỗi cảm biến nhiệt dàn lạnh |
E3, E3-01 | - Lỗi động cơ quạt dàn lạnh, hay sung tín hiệu quạt |
E6 và E6-06 | - Lỗi tín hiệu dàn nóng/lạnh |
Er-11 | - Máy lạnh tăng dòng bất thường |
Er-12 và Er-13 | - Lỗi gia tăng nhiệt độ |
Er-14 | - Lỗi mainboard biến tần |
Er-15 | - Lỗi hệ thống giải nhiệt dàn nóng, có thể là quá nhiệt dàn nóng. |
Er-10 | - Lỗi máy nén, board điều khiển |
Er-E6 | - Lỗi cảm biến nhiệt độ |
Er-31 | - Lỗi cảm biến nhiệt ngoài trời |
Er-32, Er-33 | - Lỗi sensor cảm biến nhiệt gió xả |
Er-17 | - Lỗi hai bộ phận trên board inverter (dàn nóng) |
Er-36, Er-37 | - Lỗi cảm biến tản nhiệt của mainboard |
Bảng mã lỗi thường gặp ở máy lạnh Samsung Inverter
E1 01 | - Lỗi dàn lạnh không tín hiệu, cần kiểm tra lại kết nối dây |
E1 02, E2 02 | - Lỗi dàn nóng không tín hiệu |
E1 21 | - Lỗi sensor phòng |
E1 22, E1 23, E1 28 | - Lỗi sansol gas dàn lạnh |
E1 30 | - Lỗi cảm biến thiếu gas |
E1 54 | - Lỗi quạt, lỗi tín hiệu dàn lạnh |
E1 61 | - Lỗi đồng bộ dàn nóng/lạnh |
E1 62 | - Mã lỗi máy lạnh Samsung cho thế đây là lỗi bo mạch chủ |
E1 63 | - Lỗi cài đặt tùy chọn mã lỗi |
E1 85 | - Lỗi đường cáp tín hiệu/động lực |
E2 01 | - Lỗi dàn lạnh bất thường |
E2 03 | - Lỗi tín hiệu giữa 2 bo dàn nóng |
E2 21 | - Lỗi sensor gió dàn nóng |
Cách hạn chế sửa máy lạnh Samsung
Ngoài các lỗi được tổng hợp trong bảng mã lỗi cơ bản từ nhà sản xuất, trong quá trình sử dụng máy lạnh Samsung vẫn có thể gặp những hư hỏng khác.
- Điều hòa chạy được 3-10s là ngắt | - Bị lỗi mạch dàn lạnh (Máy đang hoạt động tự nhiên xuất hiện hiện tượng ngắt điều hòa không lên đèn, bật lên khoảng 3-10s là lại bị như cũ.) | - Cần gọi điện đến trung tâm bảo hành và sửa chữa để được hỗ trợ. |
- Điều hòa bị chảy nước | - Lắp đường ống nước thải mà không có độ dốc, sử dụng thời gian máng bị đầy khiến nước không thoát ra ngoài được. | - Lặp đặt lại theo đúng quy cách. |
- Điều hòa bật nhưng không hoạt động | - Nguồn điện không vào, hoặc điều khiển không nhận tín hiệu | - Kiểm tra lại nguồn điện, dây kết nối có bị đứt không. |
- Kiểm tra cầu chì, aptomat đã bật hay chưa, cầu chì ngắt mạch có đứt không. | ||
- Điều hòa chạy nhưng không lạnh | - Lưới lọc bị bám bẩn | - Vệ sinh lại lưới lọc |
- Mất gas | - Kiểm tra lại đường ống gas. |
Đôi khi là các hư hỏng biểu hiện ra bên ngoài bạn có thể nhận thấy ngay, hoặc cũng có thể là những trục trặc bên trong hệ thống ít biểu hiện. Thông thường những lỗi liên hệ đến linh kiện bên trong sẽ khó sửa chữa hơn, chi phí sửa máy lạnh Samsung cũng vì vậy mà cao hơn. Nếu phát hiện chậm có thể phải thay thế linh kiện mới khắc phục được sự cố. Đây cũng là lý do chính mà các thợ sửa máy lạnh chuyên nghiệp và nhà sản xuất khuyên bạn nên cẩn thận trong suốt quá trình sử dụng thiết bị.
>> Xem thêm: 9 mã lỗi thường gặp trên máy lạnh Daikin Inverter và cách xử lý
- Chọn máy lạnh có công suất phù hợp với không gian lắp đặt. Nhằm đảm bảo làm lạnh hiệu quả, đồng thời giúp thiết bị không bị quá tải, tránh hao phí điện năng và các hư hỏng bất thường của thiết bị.
- Lắp đặt máy lạnh ở nơi thích hợp, không bị ánh nắng chiếu trực tiếp vào và có đủ không gian toả nhiệt.
- Vệ sinh máy lạnh định kỳ tối thiểu 6 tháng/1 lần. Vừa giúp máy lạnh làm mát hiệu quả, vừa. nhằm phát hiện và khắc phục kịp thời các dấu hiệu hoạt động bất thường.
- Không bật/tắt máy lạnh liên tục tránh tình trạng máy nén phải bật/tắt liên tục.
- Không bật máy lạnh liên tục 24/24 tránh làm máy nén quá tải.
- Đặt nhiệt độ ở nhiệt độ thích hợp, từ 24-28 độ C.
- Sử dụng chế độ Sleep hoặc hẹn giờ tắt máy lạnh vào ban đêm để thiết bị nghỉ ngơi.
- Gọi kỹ thuật viên bảo hành hoặc thợ sửa máy lạnh Samsung uy tín ngay khi phát hiện dấu hiệu hư hỏng. Không tự ý tháo lắp máy lạnh để tránh làm hư hỏng nghiêm trọng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét